Học tiếng Trung có KHÓ không? Học bao lâu thì Nói và Viết được?

“Học tiếng Trung có khó không”  là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra khi mới bắt đầu học tiếng Trung. Vậy học tiếng Trung khó hay dễ? Bài viết này sẽ phân tích cụ thể  giúp các bạn tự trả lời cho câu hỏi “học tiếng Trung có khó không?” của bạn nhé.

Học tiếng Trung có khó không?

Học tiếng Trung dễ hay khó?

Học tiếng Trung không hề đơn giản bởi tiếng Trung là chữ tượng hình, hoàn toàn không dễ nhớ như tiếng Việt hay tiếng Anh. Học tiếng Trung, bắt buộc phải học được bảng chữ cái và 214 bộ thủ. Đánh vật với 214 bộ thủ này là cả một quá trình. Nếu bạn không có quyết tâm và có phương pháp bạn hoàn toàn không thể nào học được tiếng Trung.

Dưới đây là phân tích về độ khó của chữ Hán so với ngôn ngữ khác:

Về chữ viết

  • Chữ Hán có hơn 80.000 ký tự và bạn phải ghi nhớ từng ký tự một
  • Rất khó sử dụng từ điển để tra cứu.
    Một trong những thách thức lớn nhất của người học tiếng Trung là sử dụng từ điển. Việc học cách tra cứu trong từ điển mất thời gian tương đương với cả một học kỳ ở trường học. Hơn thế nữa, Trung Quốc có rất nhiều loại từ điển. Chữ giản thể và chữ phồn thể được sử dụng song song, có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích và bối cảnh khác nhau.
  • Từ luôn gắn với ngữ cảnhTiếng Trung là ngôn ngữ phức tạp bậc nhất thế giới. Hiếm khi một từ được dịch thành một nghĩa duy nhất sang ngôn ngữ khác, bởi tất cả phụ thuộc vào ngữ cảnh, cùng một câu nói nếu dùng ở ngữ cảnh bữa tiệc trang trọng thì câu nói đó trở thành trang trọng, nhưng nếu gắn với ngữ cảnh đùa vui thì câu đó sẽ trở thành câu chuyện đùa.
  • Không sử dụng Bảng chữ cái tiếng Anh
  • Không tiện khi sử dụng để gõ trong môi trường Internet
    Bạn phải chuyển ký tự tiếng Trung sang hệ thống phiên âm Pinyin, rồi gõ bằng bàn phím qwerty, sau đó chọn chữ cái cần dùng.
  • Khó nắm quy tắc
    Tiếng Việt có quy tắc ghép chữ thành từ có nghĩa nhưng trong tiếng Trung thì không. Bạn bắt buộc phải học từng chữ để nhớ mặt chữ của từ.
    Có đến  214 bộ thủ tiếng Trung cần nhớ. Bộ thủ là từng dạng chữ được gom lại thành nhóm để sắp xếp. Có bộ thủ chỉ một nét, có bộ thủ phức tạp tới 17 nét. Vị trí của từng bộ thủ cũng không cố định, có thể bắt gặp ở trên, dưới, trái, phải và xung quanh tùy vào từng chữ.

Về phát âm

  • Không có nguyên tắc phát âm bằng ký tự tiếng Trung, vì thế cách thức phiên âm Pinyin, sử dụng alphabet (bảng chữ cái tiếng Anh) được dùng trong giáo dục và sử dụng máy tính

Vậy làm thế nào để học tiếng Trung dễ và đơn giản hơn

Phát âm của tiếng Trung nhiều từ gần giống với tiếng Việt (vay mượn ngữ âm) nên đây là 1 lợi thế của người Việt khi học tiếng Trung.

    • Tuy rằng chữ viết Trung Quốc có hơn 80 ngàn ký tự nhưng để đọc và viết cơ bản bạn chỉ cần học khoảng 1500 ký tự là đủ
    • Vấn đề về cách tra và mẹo tra từ điển chữ Hán nhanh hơn được trình bày tại đây

⇒ Xem cách tra và mẹo tra từ điển chữ Hán nhanh

    • Tuy cách gõ văn bản không thuận tiện như các ngôn ngữ khác nhưng vấn đề học để gõ cũng không quá khó khăn. Xem cách gõ tại đây

⇒ Xem bài cách gõ tiếng Trung

  • Học 214 bộ thủ tiếng Trung: đây là nỗi ám ảnh của người mới bắt đầu học tuy nhiên đây chỉ là vấn đề thời gian và có phương pháp cụ thể, đúng đắn là bạn có thể vượt qua.

⇒ Xem bài cách học 214 bộ thủ

 Học tiếng Trung bao lâu thì nói và viết được

Vấn đề thời gian học bao lâu còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như năng lực, môi trường của người học. Trong tiếng Trung chia ra 6 cấp độ được gọi là cấp độ HSK có từ Hsk1 đến Hsk 6. Mức độ thành thạo theo từng cấp độ như sau:

  • HSK (Cấp độ 1) có thể hiểu và sử dụng một số từ và câu tiếng Trung rất đơn giản, đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể và có khả năng học thêm tiếng Trung.
  • HSK (Cấp độ 2) có thể sử dụng tiếng Trung làm các công việc đơn giản và các chủ đề quen thuộc hàng ngày.
  • HSK (Cấp độ 3) có thể giao tiếp cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập, làm việc và khi đi du lịch ở Trung Quốc.
  • HSK (Cấp độ 4) có thể sử dụng tiếng Trung để thảo luận các chủ đề trong nhiều lĩnh vực hơn và giao tiếp thành thạo với người bản ngữ Trung Quốc.
  • HSK (Cấp độ 5) có thể đọc báo, tạp chí xem các chương trình phim, truyền hình Trung Quốc, và có thể đưa ra một bài phát biểu hoàn chỉnh hơn bằng tiếng Trung.
  • HSK (Cấp độ 6) có thể dễ dàng hiểu thông tin họ nghe hoặc đọc bằng tiếng Trung và có thể diễn đạt thành thạo ý kiến của bạn bằng tiếng Trung dưới dạng văn bản.

 

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of

1 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
hoàng văn thành

mình nghe nói thành thạo nhưng không biết đọc và viết cần học từ đâu trình độ nghe nói tầm hsk4

Back to top button