Tam tự kinh là gì? Trọn bộ nội dung Hán Việt chi tiết

Trung tâm tiếng Trung Chinese xin giới thiệu với quý bạn đọc Nội dung Hán Việt chi tiết của cuốn Tam tự Kinh

Tam tự kinh là gì?

Tam tự kinh (chữ Hán: 三字經) hay Sách ba chữ do Vương Ứng Lân đầu tiên biên soạn từ đời Tống. Đến đời Minh – Thanh, những người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại, được dùng để dạy cho học trò mới đi học.

Nội dung bao gồm 48 câu 3 chữ. Chúng tôi xin phép chia thành 25 bài. Nội dung từng bài có từ Hán Việt, phiên âm, Dịch nghĩa và Video

tam tự kinh
MỤC LỤC CỦA CUỐN TAM TỰ KINH

01. 人之初 NHÂN CHI SƠBài 1
02. 苟不教 CẨU BẤT GIÁOBài 2
03. 昔孟母 TÍCH MẠNH MẪU
04. 养不教 DƯỠNG BẤT GIÁOBài 3
05. 玉不琢 NGỌC BẤT TRÁC
06. 香九龄 HƯƠNG CỬU LINH  – Bài 4
07. 首孝悌 THỦ HIẾU ÐỄ
08. 三才者 TAM TÀI GIẢ  – Bài 5
09. 曰春夏 VIẾT XUÂN HẠ
10. 曰水火 VIẾT THỦY HỎA
11. 稻粱菽 ÐẠO LƯƠNG THÚC
12. 曰喜怒 VIẾT HỶ NỘ
13. 高曾祖 CAO TẰNG TỔ
14. 父子恩 PHỤ TỬ ÂN
15. 凡训蒙 PHÀM HUẤN MÔNG
16. 论语者 LUẬN NGỮ GIẢ
17. 作中庸 TÁC TRUNG DUNG
18. 孝经通 HIẾU KINH THÔNG
19. 有连山 HỮU LIÊN SƠN
20. 我姬公 NGÃ CƠ CÔNG
21. 曰国风 VIẾT QUỐC PHONG
22. 三传者 TAM TRUYỆN GIẢ
23. 五子者 NGŨ TỬ GIẢ
24. 自羲农 TỰ HY NÔNG
25. 夏有禹 HẠ HỮU VŨ
26. 汤伐夏 THANG PHẠT HẠ
27. 周辙东 CHÂU TRIỆT ĐÔNG
28. 嬴秦氏 DOANH TẦN THỊ
29. 光武兴 QUANG VÕ HƯNG
30. 宋齐继 TỐNG TỀ KẾ
31. 迨至隋 ĐÃI CHÍ TÙY
32. 二十传 NHỊ THẬP TRUYỀN
33. 炎宋兴 VIÊM TỐNG HƯNG
34. 莅中国 LỴ TRUNG QUỐC
35. 迨成祖 ĐÃI THÀNH TỔ
36. 膺景命 ƯNG CẢNH MỆNH
37. 读史者 ĐỘC SỬ GIẢ
38. 昔仲尼 TÍCH TRỌNG NI
39. 披蒲编 PHI BỒ BIÊN
40. 如囊萤 NHƯ NANG HUỲNH
41. 苏老泉 TÔ LÃO TUYỀN
42. 若梁灏 NHƯỢC LƯƠNG HẠO
43. 莹八岁 OANH BÁT TUẾ
44. 蔡文姬 THÁI VĂN CƠ
45. 唐刘晏 ĐƯỜNG LƯU ÁN
46. 犬守夜 KHUYỂN THỦ DẠ
47. 幼而学 ẤU NHI HỌC
48. 人遗子 NHÂN DI TỬ

Xem cách phát âm tam tự kinh

“TAM TỰ KINH” là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam thời xưa, được soạn từ đời TỐNG (960-1279), đến các đời MINH, THANH lại được bổ sung. Nội dung của sách chỉ hơn một ngàn chữ (1000); bố trí ba chữ một câu có vần, do đó mà đặt tên là TAM TỰ KINH.

Nhưng sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điêu Long là do thánh nhân chế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết Truyện).
Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó là kết tinh của sách vở thánh hiền truyền lại.

Chỉ hơn một ngàn chữ mà nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tính sơ sinh “Tính tương cận, Tập tương viễn” đến giáo pháp, giáo đạo “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu để, từ bản thân đến vạn vật, vũ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế…, còn lược kê cả những diễn biến lịch sử Trung Quốc từ Phục Hy, Thần Nông đến Minh, Thanh v.v…

Sách vỡ lòng được soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khã dĩ cho con người có một khái niệm vững chắc về cuộc sống; về đạo đời, là mẫu mực sáng giá cho đến ngày nay. Chúng tôi sinh ra khi nền Hán học ở Việt Nam đã đi vào giai đoạn suy tàn, nên khi cắp sách đến trường chúng tôi chỉ biết có Tây học.

Mãi đến lúc trưởng thành mới ý thức được tầm quan trọng của chữ Hán, thì phải tự tìm tòi học hỏi, lại không có may mắn gặp được sách hay như TAM TỰ KINH nầy, nên mất thì giờ không ít.
Mãi đến gần đây mới tìm thấy được sách TAM TỰ KINH, bản dịch tiếng Pháp của Babé – xuất bản năm 1910 (Livre des Phrases de trois caractères), và bản TAM TỰ KINH, dịch nghĩa và chú thích của Đoàn Trung Còn xuất bản năm 1950, tiếp đó lại có quyển TAM TỰ KINH – bạch thoại cú giải, của người Việt gốc Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh tái bản. trong ba bản cũng có đôi chỗ dị biệt, nhưng trên đại thể vẫn giống nhau.

Như đã nói trên, TAM TỰ KINH là sách học vỡ lòng cho trẻ con thời xưa, nhưng ngày nay cũng rất hữu ích cho những ai muốn học chữ Hán, do đó chúng tôi không ngần ngại cho Tái bản tập TAM TỰ KINH của học giả Đoàn Trung Còn (vì xét ra phần dịch nghĩa và chú thích khá phong phú). Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu học Hán Nôm đang trên đà phát triển mạnh, chúng tôi cho in thêm phần chữ Nôm bên chữ Hán để tiện việc học tập.

→ File  Tải Tam tự kinh pdf

→ Xem tam tự kinh Bài 1: Nhân chi sơ Tính bản thiện

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

 

Nguồn: www.chinese.com.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

.

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of

1 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Thích chơn định

Tìm trang kinh phật chữ hán

Back to top button