Cờ tướng được du nhập vào Việt Nam cùng với sự đô hộ của các triều đại phong kiến phong kiến Phương Bắc. Mặc dù hơn 1000 năm Bắc thuộc tuy nhiên Cờ tướng Việt Nam và tượng kỳ Trung Hoa vẫn có nhiều điểm khác biệt.
Sự khác biệt về tên gọi của các môn cờ
Từ xa xưa ở Việt Nam có 2 loại trò chơi mà quân của chúng gần giống hệt nhau, đó là “Cờ Tướng” và trò chơi bài lá có tên gọi là “Tam cúc”.
Trong bộ bài Tam cúc có 32 quân, gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen. Mỗi bên có 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt. Chữ Hán dùng để thể hiện 7 loại quân này giống hệt nhau ở cả 2 bên và chỉ khác nhau về mầu sắc (đỏ và đen).
Từ cổ chí kim 7 loại quân cờ trên bàn cờ Tướng Việt Nam vẫn thống nhất với tên của 7 loại lá bài trong bộ Tam cúc Việt Nam là: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt và cách viết chữ Hán cổ (Tiếng Việt cổ của người Việt Nam bao gồm 3 loại chữ: Hán, Nôm và chữ quốc ngữ) trên 7 loại quân cờ Tướng và trên bộ bài lá Tam cúc là thống nhất hoàn toàn cho cả 2 bên và chỉ phân biệt bằng màu (đỏ và đen, trắng và đen, đỏ và xanh…): Đó là bộ quân cờ Tướng của Việt Nam.
Trong bàn cờ cổ Chaturanga và trong bàn cờ Vua hiện đại, 6 loại quân (Vua, Hoàng Hậu, Xe, Tượng, Mã, Tốt) của 2 bên là giống hệt nhau và chỉ khác nhau về màu sắc (trắng và đen). Đó là cách làm khoa học và công bằng nhất.
Về tên gọi của quân cờ trong cách ghi biên bản ván cờ Tướng bằng tiếng Việt hiện nay và trước đây, ghi ký hiệu viết tắt thống nhất cho cả 2 bên, được quy ước như sau:
Tướng = Tg | Sĩ = S | Xe = X | Mã = M | Tượng = T | Pháo = P | Tốt = B |
Trong tiếng Việt có 3 quân cờ mà chữ viết tắt bị trùng nhau, đó là Tướng, Tượng và Tốt. Vì thế Luật cờ Tướng của Việt Nam đã quy định Tướng viết tắt là Tg.
Có một thời (ở nửa sau của thế kỷ 20) chúng ta đã quy định Tượng viết tắt là V (tức Voi) và Tốt viết tắt là T. Cách quy định này tránh được sự trùng lặp và lại giữ được sự trong sáng của tiếng Việt. Song từ năm 1999, sau khi có Luật cờ Tướng sửa đổi cách ghi biên bản với quân Tượng là T và với quân Tốt là B (tức Binh, âm Hán cũng có nghĩa là người lính, tức Tốt). Ghi theo cách này chúng ta đã vay mượn chữ Hán (tức Trung Hoa hóa) cả 2 từ Tượng và Binh để chỉ tên gọi của quân cờ.
Trong khi đó quân “Tượng kỳ” (cờ Tượng) của Trung Hoa lại có sự khác nhau trong cả cách viết chữ Hán lẫn mầu sắc của 7 loại quân cờ của 2 bên. Từ nhiều thế kỷ qua đến tận bây giờ ở Trung Hoa tồn tại 2 loại bộ quân Tượng kỳ có cách viết chữ Hán khác nhau.
Loại thứ nhất, một bên có 7 loại quân là Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Binh. Còn bên kia có 7 loại quân là Soái, Sĩ, Tương, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
Sự khác biệt thể hiện ở nhiều điểm giữa bộ cờ ở hai quốc gia
Như vậy cả 7 loại quân cờ của 2 bên khác nhau hoàn toàn về chữ viết. Loại quân Tượng kỳ này thường được lưu hành ở vùng nói tiếng Quảng Đông, chủ yếu là ở vùng Đông Nam Trung Hoa xưa, Hồng Kông, Ma Cao… Hiện nay một số người Hoa sinh sống ở Việt Nam, có nguồn gốc, quê hương xa xưa từ Quảng Đông, Phúc Kiến thường hay sử dụng loại quân Tượng kỳ này.
Loại thứ hai, một bên có 7 quân là Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt, còn bên kia có 7 loại quân là Soái, Sĩ, Tương, Xe, Pháo, Mã, Binh. Như vậy 2 bên có 3 loại quân Xe, Pháo, Mã viết chữ Hán giống hệt nhau, song 4 loại quân còn lại có chữ Hán viết khác nhau. Loại quân Tượng kỳ này thường được lưu hành ở khu vực nói tiếng phổ thông Trung Hoa (miền Bắc, Trung và Tây Nam Trung Hoa, là khu vực đa dạng ngôn ngữ được biết đến dưới tên chung là tiếng Quan Thoại; Đài Loan; Đây cũng là 1 trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore).
Như vậy khi thi đấu cờ Tướng ở Việt Nam mà lại dùng quân của 1 trong 2 loại bộ Tượng kỳ Trung Hoa thì thật là khập khiễng, nhất là khi ghi biên bản ván cờ, chữ viết tắt của 2 bên như nhau (Tướng: Tg, Sĩ: S, Tượng: T, Xe: X, Pháo: P, Mã: M, Tốt: B), trong khi tên quân cờ chữ Hán lại khác nhau, nghĩa dịch sang tiếng Việt cũng khác nhau thì quả là điều bất cập!
Vậy là ở Việt Nam chỉ có 1 loại bộ quân cờ Tướng truyền thống, với 7 loại quân Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo (bộ thạch), Mã, Tốt được viết bằng chữ Hán, giống nhau cho cả 2 bên, song chỉ khác nhau về màu sắc. Còn ở Trung Hoa có 2 loại bộ quân Tượng kỳ, với 7 loại quân cờ được viết bằng chữ Hán khác nhau cho cả 2 bên, đồng thời cũng khác nhau về mầu sắc. Một loại bộ quân Tượng kỳ thường dùng ở vùng nói tiếng Quảng Đông, loại bộ quân Tượng kỳ còn lại thường dùng ở vùng nói tiếng phổ thông Trung Hoa.
Đó là sự khác nhau thứ 2, giữa bộ quân cờ Tướng Việt Nam và bộ quân Tượng kỳ Trung Hoa.
Sự khác biệt về tên gọi của môn cờ
Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ “Cờ Tướng” để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt), được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có cửu cung ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ. Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là “Cờ Tướng” (General Chess).
Cũng môn cờ đó ở Trung Hoa từ xa xưa người ta gọi môn cờ này là “Tượng kỳ” theo nghĩa chữ Hán là cờ hình tượng (không phải vì có quân Tượng trên bàn cờ). Cách gọi này ở Trung Hoa có từ thời trò chơi Chaturanga mới du nhập vào Trung Hoa, khi đó các quân cờ có hình tượng và có độ cao như cờ Vua ngày nay (Hình 1). Sau này khi chuyển đổi thành quân cờ tròn và dẹt, có chữ Hán viết ở trên, người Trung Hoa vẫn giữ nguyên tên gọi là “Tượng kỳ” (Xiangqi).
Đó là sự khác nhau thứ nhất về tên gọi của môn cờ.
Sự khác biệt về cách ghi biên bản ván cờ
Từ năm 1954 trở về trước, cách ghi biên bản ván cờ Tướng của Việt Nam khác hẳn với cách ghi biên bản ván cờ ngày nay. Trên bàn cờ Tướng Việt Nam xưa, 9 cột dọc được ký hiệu bằng chữ in hoa, thứ tự từ trái qua phải là: A, B, C, D, Đ, E, G, H, I; Còn 10 hàng ngang được ký hiệu bằng số, thứ tự từ dưới (bên đi trước) lên (bên đi sau) là: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
Cách ghi biên bản
trước năm 1955 |
Cách ghi biên bản
trước năm 1999 |
Cách ghi biên bản
từ năm 1999 đến nay |
1. Mg8 (Mã g8)
… Mc3 (Mã c3) 2. Tg6 (Tốt g6) … Tc5 (Tốt c5) 3. Xi9 (Xe i9) … Mg3 (Mã g3) 4. Xd9 (Xe d9) |
1. M2+3 (Mã 2 tiến 3)
… M2+3 (Mã 2 tiến 3) 2. T3+1 (Tốt 3 tiến 1) … T3+1 (Tốt 3 tiến 1) 3. X1+1 (Xe 1 tiến 1) … M8+7 (Mã 8 tiến 7) 4. X1.6 (Xe 1 bình 6) |
1. M2.3 (Mã 2 tiến 3)
… M2.3 (Mã 2 tiến 3) 2. B3.1 (Tốt 3 tiến 1) … B3.1 (Tốt 3 tiến 1) 3. X1.1 (Xe 1 tiến 1) … M8.7 (Mã 8 tiến 7) 4. X1-6 ( Xe 1 bình 6) |
Qua cách ghi biên bản ván cờ của 3 thời kỳ khác nhau ta thấy rằng cách ghi biên bản ván cờ Tướng truyền thống của Việt Nam trước năm 1955 là hết sức khoa học: ghi theo tọa độ của điểm mà quân cờ sẽ đi đến mà không cần có thêm các ký hiệu tiến, thoái, bình nữa. Cách ghi biên bản này gần giống với cách ghi biên bản cờ Vua ngày nay.
Trong khi đó cách ghi biên bản ván Tượng kỳ của Trung Hoa gần giống cách ghi biên bản của Việt Nam từ sau năm 1999. Đó là sự khác nhau thứ 3 về cách ghi biên bản ván cờ giữa cờ Tướng truyền thống của Việt Nam và Tượng kỳ Trung Hoa.