Họ đều là những bậc kỳ nhân trong thiên hạ, mà truyền thuyết về họ còn lưu truyền đến ngày nay.
Trung Quốc từ xưa đến nay có rất nhiều người trí tuệ. Để tìm ra được người trí tuệ nhất thì quả là không phải việc dễ dàng. Bởi vì, lựa chọn ai cũng e là có người không phục. Nhưng chắc hẳn mọi người sẽ không phải nghi hoặc gì khi liệt kê 8 người đàn ông dưới đây vào danh sách những người trí tuệ nhất thời Trung Quốc cổ đại.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
#1. Lão Tử
Người ngày nay thường nói: “Lão Tử thiên hạ đệ nhất.” Lão Tử tên là Lý Nhĩ, là nhà triết học và nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Ông là người sáng lập trường phái Đạo giáo. Tác phẩm “Đạo đức kinh” của ông giải thích sự diễn biến của vũ trụ và vạn vật, cho rằng “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.” Khổng Tử bình luận về Lão Tử: “Long thừa phong vân nhi thượng cửu thiên dã! Ngô sở kiến lão tử dã, kỳ do long hồ.”. Khổng Tử đại ý muốn nói rằng sau khi gặp Lão Tử xong, ông mới cảm thấy mình là người có học vấn kém cỏi.
#2. Quỷ Cốc Tử
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật rất bí ẩn. Theo truyền thuyết, ông là một người thông thiên triệt địa, có kiến thức học vấn sâu rộng người đời không sánh kịp. Một là nhà thần học: Có khả năng chiêm tinh, xem bói bát quái, dự đoán thế sự chuẩn xác vô cùng. Hai là nhà binh học, sáu thao ba lược, biến hóa vô cùng, bày binh bố trận quý thần khó lường. Ba là nhà du học, thấy nhiều biết rộng, xuất khẩu thành thơ. Bốn là xuất thế học, tu thân dưỡng tính, trừ bỏ bệnh tật, kéo dài thọ mệnh. Tương truyền, Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Nguyên và Trương Nghị người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương đều là học trò xuất sắc của ông.
#3. Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng được người đời biết đến là một bậc trí tuệ sáng chói của cổ đại Trung Quốc. Ông nổi danh với “thuyền cỏ mượn tên”, khẩu chiến quần hùng, xem thiên tượng mà biết thế sự. Bất luận là truyền thuyết dân gian hay tư liệu lịch sử thì những câu chuyện về ông đều cực kỳ huyền thoại. Đáng nhắc tới chính là, Gia Cát Lượng từng tự so sánh mình với Quản Trọng, công trạng của đời ông lớn hơn Quản Trọng. Như vậy xem ra, Khổng Minh không thể nghi ngờ là người có khả năng toàn diện mạnh nhất.
Nói về những câu chuyện thần bí thuộc loại hàng đầu thì không ai qua được nhà chính trị Gia Cát Lượng Khổng Minh kiệt xuất thời Tam Quốc.
#4. Quản Trọng
Quản Trọng là nhà kinh tế học đứng đầu của Trung Quốc cổ đại. Người đời sau đã đem những tài năng của ông viết thành sách có nội dung vô cùng phong phú. Là nhà tư tưởng và thiên văn, là người có tri thức về kinh tế và nông nghiệp… Bộ não của ông chính là một bộ bách khoa toàn thư.
#5. Khổng Tử
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự hiệu là Trọng Ni. Ông là nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn, nhà chính trị lớn nổi danh của Trung Quốc. Khổng Tử là người khai sáng tập tục cá nhân dạy học, là người sáng lập Nho giáo. Tương truyền ông có 3000 đệ tử, trong đó 72 đệ tử là người hiền tài. Ông từng được liệt vào “10 đại danh nhân văn hóa lớn Thế giới”. Ngay cả tướng mạo của Khổng Tử cũng rất đặc biệt, đỉnh đầu của ông thấp, bốn xung quanh cao, trán rộng. Người có tướng mạo này trí nhớ chắc chắn siêu phàm.
“Nếu khoác cho ta hai chữ thánh nhân ta đâu dám nhận. Nhưng thực hiện theo công việc của bậc thánh và bậc nhân thì ta từ trước đến nay chưa biết chán, dạy học trò chưa bao giờ biết mệt mỏi, chỉ có vậy thôi”
#6. Trương Lương
Trương Lương tự là Tử Phòng. Ông là mưu thần quan trọng của Lưu Bang. Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được coi là “Hán sơ tam kiệt” (ba người kiệt xuất thời Hán). Kỳ thực Trương Lương là người “trói gà không chặt” nhưng dựa vào trí tuệ cực kỳ xuất sắc mà trợ giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đoạt được thiên hạ. Khi về già, ông không lưu luyến đại vị mà sống cuộc sống thong dong không màng chính trị, dạo chơi bốn phương. Hán cao tổ Lưu Bang đánh giá về Trương Lương: “Phu vận trù sách duy trướng chi trung, quyết thắng vu thiên lý chi ngoại, ngô bất như tử phòng.” (Ý Lưu Bang muốn nói về trù tính sách lược, ông không bằng được Trương Lương).
#7. Khang Hi
Hoàng đế Khang Hy giản dị lưu danh đời đời
Nếu như tính đến bậc quân vương giác ngộ của Trung Quốc cổ đại phải xếp Khang Hi ở vị trí đầu bảng. Ông là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh. Mặc dù việc chính sự tiêu hao của Khang Hi phần lớn thời gian và tinh lực nhưng ông vẫn là vị Hoàng đế có trí nhớ “kinh người”. Mỗi khi rảnh rỗi ông vẫn không quên nghiên cứu toán học, thiên văn học và những ngành học đứng đầu thời kỳ ấy.
#8. Dương Tu
Dương Tu được cho là “Trí thương hữu dư, tình thương bất túc” (chỉ số trí tuệ có thừa, chỉ số tình cảm chưa đủ). Rốt cuộc chỉ số trí tuệ của Dương Tu là bao nhiêu? Chúng ta có thể lấy Tào Tháo làm tham chiếu. Tào Tháo là người kiệt xuất thời ấy, trí nhớ hơn người (không tính về sự nghi ngờ). Vậy, Tào Tháo đánh giá thế nào về Dương Tu? Tào Tháo nói về Dương Tu: “Ngã tài bất kiến khanh (Dương Tu), nãi giác tam thập lý”. Đại ý Tào Tháo muốn nói rằng, chỉ số trí tuệ của Dương Tu vượt xa của ông 30 dặm. Chính trí tuệ của Dương Tu khiến Tào Tháo phải nể phục và nhiều lần phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
#9. Nhạc Phi
Nguyên soái Nhạc Phi người có công lớn đánh đuổi quân Kim, bảo vệ nhà Tống. Quân của Nhạc Phi uy dũng vô cùng đánh dâu thắng đấy.
Quân Nhạc Phi chủ trương: “Không được lấy nhà dân ngay cả khi quân sỹ lạnh cóng; không được cướp bóc ngay cả nếu thiếu ăn” nên rất được chúng dân yêu mến và ủng hộ.
Vì thế, Nhạc gia quân đến đâu, dân chúng đều hân hoan chào đón, thậm chí nhiều người xúc động và cảm ân đến phát khóc. Quân sỹ bị bệnh, Nhạc Phi đích thân đi thăm hỏi. Gia đình quân sỹ gặp khó khăn, ông sai các cơ quan hữu trách tặng nhiều lụa là gấm vóc. Tướng sỹ hy sinh, thì ngoài việc an ủi chăm sóc, còn “dĩ tử thê kỳ nữ” (thuộc hạ hy sinh, con gái của người ấy bị mồ côi cha không có ai chăm sóc, Nhạc Phi bảo con trai lấy làm vợ), và thường xuyên an ủi góa phụ của các tướng sỹ đã hy sinh. Một đội quân với tướng sỹ đều đồng tâm nhất trí, có chế độ thưởng phạt công minh nhờ đó mà rất hùng mạnh.
Trong số các tướng quân nhà Nam Tống, chỉ có Nhạc Phi kiên quyết một vợ, hơn nữa không bao giờ đi những chỗ lầu xanh buông thả dục vọng. Ngô Giai từng dùng 2.000 quan tiền để mua một cô gái con nhà danh sỹ tặng cho Nhạc Phi, Nhạc Phi nấp sau tấm bình phong hỏi: “Người nhà tôi đều mặc áo vải, ăn thức ăn thô dở, nếu có thể đồng cam cộng khổ thì xin mời ở lại, còn nếu không tôi không dám giữ”. Người con gái nghe xong trộm cười thầm, tất nhiên là không muốn. Nhạc Phi liền sai người đưa trả về. Thuộc hạ khuyên can nói không nên làm tổn thương giao tình với Ngô Giai, nhưng Nhạc Phi trả lời: “Nay mối nhục của đất nước còn chưa rửa sạch được, phải đâu là lúc đại tướng an nhàn vui chơi?”. Sau này Ngô Giai biết chuyện lại càng thêm kính trọng Nhạc Phi.
Dù lập nhiều chiến công vang dội, nhưng khi báo công về triều đông ông không báo công của mình cũng như con trai là Nhạ Vân.
Tần Cối lấy tội danh “Mạc tu hữu” hãm hại Nhạc Phi. Nghĩ tới Nhạc Vân và thuộc hạ Trương Hiến có oai dũng 1 người chọi vạn người, bèn giả mạo nét chữ của Nhạc Phi viết thư lừa 2 người họ vào ngục. Thuộc hạ của Nhạc Phi là Trương Bảo vào ngục thăm họ, thỉnh cầu rằng: “Chúng ta hãy đánh ra rồi thoát thân”. Nhạc Phi nói: “Từ xưa trung thần không sợ chết, Thiên nhật sáng soi, để xem kẻ gian thần kia có thể hưởng thụ được bao lâu!”. Trương Bảo lại hỏi Nhạc Vân, Trương Hiến, thì cả 2 đều nói: “Là bề tôi thì tận trung, là con thì tận hiếu, cha không ra, 2 người chúng ta làm sao ra ngoài được!”. Vào đêm giao thừa năm 1142, Nhạc Phi, Nhạc Vân, Trương Hiến đồng thời bị Tần Cối giết hại, nhân dân cả nước nghe tin đều khóc thương. Nhân dân tất cả đều căm thù Tần Cối, họ lấy bột mỳ tạo thành hình nhân, bỏ vào vạc dầu, gọi đó là “Rán thịt Cối”. Sau này, mọi người lại dùng sắt thô đúc tượng bọn Tần Cối quỳ gối mãi trước mộ của Nhạc Phi.
Xem thêm các bài viết khác về văn hóa Trung Hoa tại đây
Chúc các bạn học tiếng Trung tiến bộ. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Nguồn: www.chinese.edu.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả