Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經)[1] là một cuốn sách của Trung Quốc được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này.
Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí ba chữ một câu có vần. Hiện nay những người học chữ Hán cũng học nó để có số vốn 600 chữ để rồi tiếp tục học lên cao.
Bài viết đề cập đến nội dung sau: ⇓
Lịch sử
Ban đầu sách do ông Vương Ứng Lân (王應麟, 1223-1296) đời Tống biên soạn, sang cuối đời Tống được Âu Thích Tứ biên soạn bổ sung thêm, sau đó sang đời Minh lại được Lê Trinh thêm vào, rồi đến đời Thanh lại viết thêm vào cho trọn lịch sử Trung Quốc.
Nội dung
Sách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý “Nhân chi sơ, tính bổn Thiện”[2]… đến những đạo lý dạy dỗ làm người “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”[3], Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,.. Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.[4]
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
1- Từ “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đến “Nhân bất học, bất tri lý”: nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
2- Từ “Vi hiếu tử, phương thiếu thời” đến “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn”: dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
3- Từ “Tri mộ số, thức mộ văn” đến “Thử thập nghĩa, nhân sở đồng”: dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc…
4- Từ “Phàm huấn mông, tu giảng cứu” đến “Văn Trung Tử, cập Lão Trang”: giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
5- Từ “Kinh sử thông, độc chư sử” đến “Tải trị loạn, tri hưng suy”: trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
6- Từ “Độc sứ giả, khản thực lục” đến “Giới chi tai, nghi miễn lực”: giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.
Chú thích
“Tam Tự Kinh”: Kinh ba chữ, Kinh: nghĩa là “đạo lý bất biến”, sách có giá trị to lớn thường được gọi là kinh
“Nhân chi sơ, tính bổn thiện”: con người sinh ra, bản tính vốn thiện lành
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”: Ngọc không mài không thành đồ quý, Người không học không biết đạo lý
“Tài liệu giáo khoa văn hóa (Sơ cấp): “Tam Tự Kinh””. chanhkien.org. Tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
Tam Tự Kinh là một cuốn sách cổ của Trung Quốc ra đời vào đời Tống do Vương Ứng Thiên biên soạn và được bổ sung vào đời nhà Minh và Thanh . Cuốn sách có hơn 1000 chữ được đọc theo vần 3/3. Được biên soạn để dạy vỡ lòng cho trẻ con thời Trung Quốc xưa. Nội dung của Tam Tự Kinh đề cập đến bản tính của con người qua các thời kì phát triển, đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế.Từ đó khuyên răn con người cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức, đạo đức.
Với mỗi người Trung Quốc hay các dân tộc Á Đông thì có lẽ Tam Tự Kinh đã không còn xa lạ. Trong bài viết này Tiếng Trung Chinese xin giới thiệu một vài câu trong Tam Tự Kinh, cách viết tiếng Trung, phiên âm Pinyin và phiên âm Hán Việt. Hy vọng sẽ giúp người học cảm thấy hứng thú và yêu thích tiếng Trung Hơn.
Một số câu trong Tam Tự kinh
人之初,性本善
rén zhī chū, xìng běn shàn
Nhân chi sơ; Tính bản thiện.
性相近,习相远
xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn
Tính tương cận; Tập tương viễn.
苟不教,性乃迁
gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān
Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.
教之道,贵以专
jiào zhī dào, guì yǐ zhuān
Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên
昔孟母,择邻处
xī mèng mǔ, zé lín chǔ
Tích Mạnh mẫu; Trạch lân xứ,
子不学,断机杼
zǐ bù xué, duàn jī zhù
Tử bất học; Đoạn cơ trữ.
窦燕山,有义方
dòu yān shān, yǒu yì fāng
Đậu Yên sơn; Hữu nghĩa phương,
教五子,名俱扬
jiào wǔ zǐ, míng jù yáng
Giáo ngũ tử; Danh cụ dương.
养不教,父之过
yǎng bú jiào, fù zhī guò
Dưỡng bất giáo; Phụ chi quá ;
教不严,师之惰
jiào bù yǎn, shī zhī duò
Giáo bất nghiêm; Sư chi đọa.
子不学,非所宜
zǐ bù xué, fēi suǒ yí
Tử bất học; Phi sở nghi.
幼不学,老何为
yòu bù xué, lǎo hé wéi
Ấu bất học; Lão hà vi ?
玉不琢,不成器
yù bù zhuó , bù chéng qì
Ngọc bất trác; Bất thành khí,
人不学,不知义
rén bù xué , bù zhī yì
Nhân bất học; Bất tri nghĩa.
为人子,方少时
wéi rén zǐ, fāng shǎo shí
Vi nhân tử; Phương thiếu thời,
亲师友,习礼仪
qīn shī yǒu, xí lǐ yí
Thân sư hữu; Tập lễ nghi
Nội dung Hán Việt trong Tam Tự Kinh
Tam Tự Kinh Nhân chi sơ, Tính bổn thiện. Tính tương cận ; Tập tương viễn. Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên. Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên : Tích Mạnh mẫu, Trạch lân xử, Tử bất học, Đoạn cơ trữ. Đậu Yên-sơn Hữu nghĩa phương, Giáo ngũ tử, Danh câu dương. Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá ; Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa. Tử bất học, Phi sở nghi. Ấu bất học, Lão hà vi ? Ngọc bất trác, Bất thành khí, Nhơn bất học, Bất tri lý. Vi nhơn tử, Đương thiếu thì, Thân sư hữu Tập lễ nghi. Hương cửu linh, Năng ôn tịch ; Hiếu ư thân, Sở đương thức. Dong tứ tuế Năng nhượng lê ; Đễ ư trưởng, Nghi tiên tri. Thủ hiếu, đễ ; Thứ kiến, văn. Tri mỗ số, Thức mỗ danh : Nhứt nhi thập, Thập nhi bá, Bá nhi thiên, Thiên nhi vạn. Tam tài giả : Thiên, Địa, Nhơn. Tam quang giả : Nhựt, nguyệt, tinh. Tam cương giả : Quân thần nghĩa, Phụ tử thân, Phu phụ thuận. Viết : xuân, hạ, Viết : thu, đông, Thử tứ thì, Vận bất cùng. Viết : Nam, Bắc, Viết : Tây, Đông, Thử tứ phương, Ứng hồ trung. Viết : thủy, hỏa, Mộc, kim, thổ, Thử ngũ hành, Bổn hồ số. Viết : Nhân, nghĩa, Lễ, trí, tín. Thử ngũ thường, Bất dong vặn. Đạo, lương, thúc, Mạch, thử, tắc, Thử lục cốc, Nhơn sở thực. Mã, ngưu, dương, Kê, khuyển, thỉ, Thử lục súc, Nhơn sở tự. Viết : hỷ, nộ, Viết : ai, cụ. Ái, ố, dục, Thất tình cụ. Bào, thổ, cách, Mộc, thạch, câm, Dữ ty, trúc, Nãi bát âm. Cao, tằng, tổ, Phụ nhi thân, Thân nhi tử, Tử nhi tôn. Tự tử, tôn, Chí tằng, huyền, Nãi cửu tộc, Nhơn chi luân. Phụ tử ân, Phu phụ tùng, Huynh tắc hữu, Đệ tắc cung, Trưởng, ấu tự, Hữu dữ bằng, Quân tắc kính, Thần tắc trung, Thử thập nghĩa, Nhơn sở đồng. Phàm huấn mông, Tu giảng cứu Tường huấn hỗ, Minh cú, đậu. Vi học giả, Tất hữu sơ : Tự Tiêu-học Chí Tứ thơ : Luận-ngữ giả, Nhị thập thiên, Quần đệ-tử Ký thiện ngôn ; Mạnh-tử giả, Thất thiên chỉ, Giảng đạo, đức, Thuyết nhân, nghĩa ; Tác Trung-dung, Nãi Khổng Cấp : Trung bất thiên, Dung bất dịch ; Tác Đại-học, Nãi Tăng-tử, Tự tu, tề Chí bình, trị. Hiếu-Kinh thông, Tứ thơ thục, Như Lục Kinh, Thủy khả độc. Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Hiệu Lục Kinh, Đương giảng cầu. Hữu Liên-sơn, Hữu Qui-tàng, Hữu Châu-dịch, Tam Dịch tường. Hữu Điển, Mô Hữu Huấn Cáo Hữu Thệ, Mệnh, Thơ chi áo. Ngã Cơ-công Tác Châu-lễ, Trứ lục điển, Tồn trị thể. Đại tiểu Đái Chú Lễ-ký, Thuật Thánh ngôn, Lễ, nhạc bị. Viết Quốc-phong, Viết Nhã Tụng, Hiệu Tứ thi, Đương vịnh phúng. Thi ký vong, Xuân-thu tác, Ngụ bao, biếm, Biệt thiện, ác. Tam truyện giả : Hữu Công-dương, Hữu Tả-thị, Hữu Cốc-lương. Kinh ký minh, Phương độc tử, Toát kỳ yếu, Ký kỳ sự. Ngũ tử giả : Hữu Tuân, Dương, Văn-Trung-tử. Cập, Lão, Trang. Kinh, tử thông, Độc chư sử. Khảo thế hệ, Tri chung, thủy : Tự Hy, Nông, Chí Hoàng-đế, Hiệu Tam Hoàng, Cư thượng-thế. Đường, Hữu-Ngu, Hiệu Nhị Đế, Tương ấp tốn, Xưng thịnh-thế. Hạ hữu Vũ, Thương hữu Thang, Châu Văn, Võ, Xưng Tam Vương. Hạ truyền tử, Gia thiên-hạ, Tứ bá tải, Thiên Hạ xã. Thương phạt Hạ, Quốc hiệu Thương, Lục bá tải, Chí Trụ vong. Châu Võ-vương Thủy tru Trụ, Bát bá tải, Tối trường cửu. Châu triệt Đông, Vương cương trụy. Sính can qua, Thượng du thuyết. Thủy Xuân-thu, Chung Chiến-quốc, Ngũ bá cường, Thất hùng xuất. Doanh-Tần thị Thủy kiêm tính, Truyền nhị thế. Sở, Hán tranh ; Cao-tổ hưng, Hán nghiệp kiến. Chí Hiếu-Bình, Vương-Mãng soán. Quang-Võ hưng, Vi Đông-Hán, Tứ bá niên, Chung ư Hiến. Thục, Ngụy, Ngô Tranh Hán đỉnh, Hiệu : Tam-quốc. Ngật lưỡng Tấn. Tống, Tề kế, Lương, Trần thừa, Vi Nam triều, Đô Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Phân Đông, Tây, Vũ-văn Châu, Dữ Cao Tề. Đãi chí Tùy, Nhứt thổ vũ, Bất tái truyền, Thất thống tự. Đường Cao-tổ, Khởi nghĩa sư, Trừ Tùy loạn, Sáng quốc cơ, Nhị thập truyền, Tam bá tải. Lương diệt chi, Quốc nãi cải. Lương, Đường, Tấn Cập Hán, Châu Xưng Ngũ-đại, Giai hữu do. Viêm-Tống hưng, Thọ Châu thiện, Thập bát truyền, Nam, Bắc hỗn. Liêu dữ Kim Giai xưng đế. Nguyên diệt Kim, Tuyệt Tống thế. Lỵ Trung-quốc, Kiêm Nhung, Địch, Cửu thập niên, Quốc tộ phế. Thái-tổ hưng, Quốc Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, Đô Kim-lăng. Đãi Thành-tổ, Thiên Yên kinh. Thập thất thế, Chí Sùng-trinh, Quyền yêm tứ, Khấu như lâm. Chí Lý-Sấm, Thần khí phần. Ưng cảnh mệnh, Thanh Thái-tổ Tĩnh tứ phương, Khắc đại định. Chấp nhứt sử, Tuyền tại ty, Tái trị, loạn ; Tri hưng, suy. Độc sử giả Khảo thật lục, Thông cổ kim, Nhược thân mục. Khẩu nhi tụng Tâm nhi suy, Triêu ư ty, Tịch ư ty. Tích Trọng-Ni Sư Hạng-Thác, Cổ Thánh-hiền, Thượng cần học. Triệu Trung-lịnh Độc Lỗ-Luận, Bỉ ký sĩ Học thả cần. Phi bồ biên, Tước trúc giản, Bỉ vô thơ, Thả tri miễn. Đầu huyền lương, Chùy thích cổ, Bỉ bất giáo, Tự cần khổ. Như nang huỳnh, Như ánh tuyết, Gia tuy bần, Học bất chuyết. Như phụ tân, Như quải dác, Thân tuy lao, Do khổ học. Tô Lão-Tuyền, Nhị thập thất, Thủy phát phẫn, Độc thơ tịch. Bỉ ký lão Do hối trì. Nhĩ tiểu sanh, Nghi tảo ty. Nhược Lương-Hạo, Bát thập nhị, Đối Đại-đình, Khôi đa sĩ. Bỉ vãn thành, Chúng xưng dị. Nhĩ tiểu sanh, Nghi lập chí. Oanh bát tuế, Năng vịnh thi. Bí thất tuế, Năng phú kỳ. Bỉ dĩnh ngộ, Nhơn xưng kỳ. Nhĩ ấu học, Đương hiệu chi. Thái Văn-Cơ Năng biện cầm ; Tạ Đạo-Uẩn Năng vịnh ngâm. Bỉ nữ tử, Thả thông minh. Nhĩ nam tử, Đương thiếu thành. Đường Lưu-Án, Phương thất tuế, Cử Thần-đồng, Tác Chánh-tự. Bỉ tuy ấu, Thân dĩ sĩ Nhĩ ấu học, Miễn nhi trí. Hữu vi giả Diệc nhược thị. Khuyển thủ dạ, Kê tư thần, Cẩu bất học, Hạt vi nhơn ? Tàm thổ ty, Phong nhưỡng mật, Nhơn bất học, Bất như vật. Ấu nhi học, Tráng nhi hành : Thượng trí quân, Hạ trạch dân, Dương thinh-danh, Hiển phụ mẫu. Quang ư tiền, Thùy ư hậu. Nhơn di tử Kim mãn doanh ; Ngã giáo tử, Duy nhứt kinh. Cần hữu công, Hý vô ích. Giái chi tai, Nghi miễn lực. |
Sách Ba Chữ Người thuở nhỏ, Tính vốn ngoan. Tính mới đầu; Thói về sau. Nếu không dạy, Tính bèn dời. Dạy cái đạo, Quí lấy chuyên : Mẹ thầy Mạnh, Chọn láng giềng, Con chẳng học, Chặt khung thoi. Chọn Yên-sơn, nơi có Nghĩa Dạy năm con, đều nổi tiếng. Nuôi chẳng dạy, Lỗi của cha ; Dạy chẳng nghiêm, Lỗi của thầy. Con chẳng học, nên không biết. Trẻ chẳng học, Già làm gì ? Ngọc chẳng đẽo, Chẳng thành đồ, Người chẳng học, Chẳng biết lẽ. Làm người con, lúc còn trẻ, Gần thầy bạn, Học lễ nghi. Hương chín tuổi, Được ấm chiếu ; Hiếu với thân, Lẽ nên biết. Dong bốn tuổi Được nhường lê ; Thảo (với) người lớn, Nên hay trước. Đầu hiếu thảo, Thứ thấy nghe. Hay mỗ số, Biết mỗ tên : Một đến mười, Mười đến trăm, Trăm đến ngàn, Ngàn đến muôn. Ba bậc tài (là) : Trời, Đất, Người. Ba chất sáng (là) : Trời, trăng, sao. Ba giềng là : Nghĩa vua tôi, Cha con thân, chồng vợ thuận. Rằng : xuân, hạ, Rằng : thu, đông, Đó (là) bốn mùa, Xây (vần) chẳng cùng. Rằng : Nam, Bắc, Rằng : Tây, Đông, Đó (là) bốn phương, Ứng về giữa. Rằng : nước, lửa, Cây, kim, đất, Đó (là) năm chất (hành), Gốc ở số. Rằng : nhân, nghĩa, Lễ, khôn, tin. Đó (là) năm đạo, Chẳng cho loạn. (Lúa) đạo, lương, thúc, (Lúa) mạch, thử, tắc, Đó (là) sáu (giống) lúa, món ăn (của) người. Ngựa, bò, dê, Gà, chó, heo, Đó (là) sáu (giống) súc, vật nuôi (của) người. Rằng : mừng, giận, Rằng : thương, sợ. Yêu, ghét, muốn, Bảy tình đủ. Bầu, đất (nắn), (trồng) da, Gỗ, đá, kim, Với tơ, trúc, Là tám âm (nhạc). Sơ, cố, nội, Cha đến mình, Mình đến con, Con đến cháu. Từ con, cháu, Tới chắt, chít, Là chín họ, Thứ bậc (của) người. Ơn cha con, Chồng vợ theo, Anh thì thảo, Em thì cung, Thứ (tự) lớn, nhỏ, Bạn với bầy, Vua thì kính, Tôi thì trung, Đó (là) mười nghĩa, Người cùng chỗ. Dạy trẻ thơ, Nên giảng xét Tỏ (lời) huấn, hỗ, Rõ câu, đậu. Làm kẻ học, Có ban đầu : Từ (sách) Tiểu-học Đến bốn bộ (sách) : Bộ Luận-ngữ, Hai mươi thiên, Bầy đệ tử Chép lời phải ; Bộ Mạnh-tử, Chỉ bảy thiên, Giảng đạo, đức, Nói nhân, nghĩa ; Làm (sách) Trung-dung, Là Khổng Cấp : Trung chẳng lệch, Dung chẳng đổi ; Làm (sách) Đại-học, Là Tăng-tử, Từ tu, tề, Đến bình, trị. Thông (sách) Hiếu-Kinh, Thuộc bốn bộ (sách), Như Sáu (bộ) Kinh, Mới nên đọc. (Kinh) Thi, Thơ, Dịch, Lễ, Xuân-thu, Kêu (là) Sáu (bộ) Kinh, Nên tìm giảng. Có (sách) Liên-sơn, Có (sách) Qui-tàng, Có (sách) Châu-dịch, Tường ba (kinh) Dịch. Có (thiên) Điển, Mô, Có (thiên) Huấn, Cáo Có (thiên) Thệ, Mệnh, Thơ (của) nghĩa sâu. Ông Cơ-công Làm (kinh) Châu-lễ, Bày sáu điển, Còn trị thể. Lớn nhỏ (họ) Đái Chú Lễ-ký, Thuật lời Thánh, Đủ lễ, nhạc. Rằng Quốc-phong, Rằng Nhã Tụng, Kêu (là) Bốn (thể) thi, Nên vịnh phúng. Kinh Thi (đã) mất, Xuân Thu làm (ra), Ngụ khen, chê, Phân lành, dữ. Ba truyện là : Truyện Công-dương, Truyện Tả-thị, Truyện Cốc-lương. Sách đã rõ, Mới đọc (sách) tử, Rút cái cốt, Ghi cái việc. Năm sách tử (là) : Sách Tuân, Dương, Văn-Trung-tử, Sách Lão, Trang. (Sách) kinh, tử thông, Đọc sách sử. Xét mối đời, biết trước sau : Từ (vua) Hy, Nông, Đến Hoàng-đế, Kêu (là) Ba (đời) Hoàng, Ở trên đời. (Nhà) Đường, Hữu-Ngu, Kêu (là) Hai (đời) Đế, Nhường vái nhau, Xưng (là) đời thạnh. (Nhà) Hạ có (vua) Vũ, Thương có (vua) Thang, (Nhà) Châu (vua) Văn, Võ, Xưng (là) Ba (đời) Vương. (Nhà) Hạ truyền con, Nhà (của) thiên hạ, Bốn trăm năm, Xã nhà Hạ. (Vua) Thang đánh (nhà) Hạ, Hiệu nước (nhà) Thương, Sáu trăm năm, Đến (vua) Trụ mất. (Vua) Võ-vương (nhà) Châu Mới giết (vua) Trụ, Tám trăm năm, Rất dài lâu. Châu triệt Đông, rớt giềng vương. Múa mộc mạc, Chuộng du thuyết. Trước Xuân-thu, Sau Chiến-quốc, Năm nghiệp (bá) mạnh, bảy (nước) hùng ra. Họ Doanh-Tần Mới gồm thâu, Truyền hai đời. (Nước) Sở, Hán giành ; (Vua) Cao-tổ lên, Dựng nghiệp Hán. Đến Hiếu-Bình, Vương-Mãng cướp. (Vua) Quang-Võ lên, Làm Đông-Hán, Bốn trăm năm, Tới vua Hiến. (Nước) Thục, Ngụy, Ngô Giành nhà Hán, Kêu (là) (đời) Tam-quốc. Tới hai (nhà) Tấn. (Nhà) Tống, Tề nối, (Nhà) Lương, Trần tiếp, Là Nam triều, (Đóng) Đô (đất) Kim-lăng. Bắc Nguyên-Ngụy, Chia Đông, Tây, Vũ-văn (nhà) Châu, (họ) Cao nhà Tề. Kịp đến Tùy, Một cõi đất, Chẳng tái truyền, Mất giềng mối. Cao-tổ (nhà) Đường, Khởi nghĩa quân, Trừ Tùy loạn, Dựng nước nền, Hai mươi (đời) truyền, Ba trăm năm. Nhà Lương diệt, Nước bèn đổi. (Nhà) Lương, Đường, Tấn Tới (nhà) Hán, Châu Xưng (là) (đời) Ngũ-đại, Đều có cớ. Viêm-Tống lên, Châu trao ngôi, Mười tám (đời) truyền, Nam Bắc chung. Nước Liêu, Kim Đều xưng đế. Nguyên diệt Kim, tuyệt đời Tống. Trị Trung-quốc, Gồm (rợ) Nhung, Địch, Chín chục năm, Bỏ ngôi nước. Thái-tổ lên, Nước Đại-Minh, Hiệu Hồng-võ, (Đóng) đô Kim-lăng. Tới Thành-tổ, (Dời kinh) đô đất Yên. Mười bảy đời, Đến Sùng-trinh, Quyền quan dông, Giặc như rừng. Giặc Lý-Sấm, Đốt đồ Thần. Ứng cả mạng, Thái-tổ (nhà) Thanh Dẹp bốn phương, Định tất cả. Hai mươi mốt sử, Trọn ở đó, Chép trị, loạn ; Biết hên, xui. Kẻ đọc sử, Xét bổn thật, Thông xưa nay, Như gần mắt. Miệng thì đọc, Lòng thì suy, Sớm ở đó, Chiều ở đó. Xưa (đức) Trọng-Ni, Học (ông) Hạng-Thác, Xưa Thánh-hiền Còn siêng học. Triệu Trung-lịnh Đọc (sách) Lỗ-Luận, Người đã (làm) quan, Học còn siêng. Mở vở bồ, Chẻ thẻ tre, Người không (có) sách, Lại biết gắng. Đầu treo rường, Dùi đâm về, Người chẳng (người) dạy, Tự siêng khó. Như đom đóm, như ánh tuyết, Nhà dẫu nghèo, Học chẳng nghỉ. Như vác củi, Như treo song, Mình dẫu nhọc, Chịu khó học. Tô Lão-Tuyền, Hai mươi bảy, Mới nổi giận, Đọc sách vở. Người đã già, Ăn năn chậm. Mày trò nhỏ, Nên sớm nghĩ. Như Lương-Hạo, Tám mươi hai, Chốn Đại-đình, trò đậu đầu. Người muộn nên, Chúng khen lạ. Mày trò nhỏ, Nên lập chí. Oanh tám tuổi, Vịnh bài thơ. Bí bảy tuổi, Được cuộc cờ. Người thông hiểu, Người khen lạ. Mày trẻ học, Nên bắt chước (họ). Thái Văn-Cơ Được tiếng đàn ; Tạ Đạo-Uẩn Được tiếng ngâm. Con gái kia, Còn sáng suốt. Mày con trai, Trẻ làm nên. Đường Lưu-Án, Mới bảy tuổi, Đậu (khoa) Thần-đồng, Làm Chánh-tự. Người dẫu nhỏ, Đã làm quan Mày trẻ học, Gắng mà tới. Có kẻ làm Cũng như vậy. Chó giữ đêm, Gà coi sáng, Nếu chẳng học, Sao làm người ? Tằm nhả tơ, Ong dưỡng mật, Người chẳng học, Chẳng bằng vật. Trẻ thì học, Lớn thì làm : Trên giúp vua, dưới (làm) ơn dân, Nổi tiếng tăm, (Vẻ) vang cha mẹ. Rạng đời trước, Tới đời sau. Người cho con Vàng đầy rương ; Ta dạy con, Chỉ một sách. Siêng có công, Giỡn không ích. Răn đó thay, Nên gắng sức. |
Xem chi tiết: Tam tự kinh là gì ? Trọn bộ nội dung Hán Việt chi tiết