Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết quan trong của người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1. Đây cũng là ngày cuối cùng trong dịp tết xuân cổ truyền. Tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Nguyên Tịch hay Tết Hoa Đăng.
Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ đầu năm quan trọng nhất
Vậy nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu là từ đâu? Liên quan đến hội đèn lồng đã có rất nhiều truyền thuyết được dựng lên.
Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: “Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong”.
Vào ngày này người dân thường tập trung để ngắm đền lồng, nhiều nơi còn có tục thả đèn trời
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: “Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết”.
Ngắm đèn lồng và ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Trong ngày Tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn lồng, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: Đi cà kheo, múa ương ca, múa sư tử… Đặc biệt là múa sư tử, các nơi trên thế giới có người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp Tết Nguyên Tiêu đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử được của Trung Quốc được chia thành 2 phái là ” phái Nam” và ” phái Bắc”.
Ăn bánh trôi và ngắm đèn lồng là hai hoạt động chủ đạo trong ngày này
Ở miền Nam múa sư tử thường chú trọng về động tác và kĩ xảo, thường là hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh hoạt và biến đổi khôn lường. Múa sư tử ở miền Bắc cọi trọng khí thế, trong một đội múa thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mạng đậm đặc sắc dân gian Trung Quốc. Bất kể là người múa hay người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sụ náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.
Xem thêm các bài viết khác về văn hóa Trung Hoa tại đây
Chúc các bạn học tiếng Trung tiến bộ. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Nguồn: www.chinese.edu.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả