Nguồn gốc về sự ra đời của chữ Hán

Nguồn gốc về sự ra đời của chữ Hán

Chữ Hán là một trong những ngôn ngữ ra đời sớm nhất thế giới. Đã có rất nhiều giả thiết về sự ra đời của ngôn ngữ tượng hình này. Cùng Tiếng Trung Chinese tìm hiểu về nguồn gốc về sự ra đời của chữ Hán.

Theo truyền thuyết cho văn tự Trung Hoa ra đời từ 4-5 ngàn năm trước do người có tên là Hoàng Đế sáng lập nên. Nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn như:

  • Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh mattroi.jpg (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;
  • Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh mattrang1.jpg (Ai Cập vẽ Chutuonghinh mattrang2.jpg), sau thành chữ 月;
  • Muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ Chutuong hinhnuoc.jpg, Xuyên/ Sông;
  • Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinhdien.jpg, sau thành chữ 田;
  • Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh moc.jpg, sau thành chữ 木;
  • Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ Chutuonghinh khau.jpg (Ai Cập cũng vẽ ), sau thành chữ 口.

Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như:

  • Chutuonghinh mattroi.jpg-nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày;
  • Chutuonghinh mattrang1.jpg-nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: Chutuonghinh sao.jpg.

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như  chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re). Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình  không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r. Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh – cũng gọi là ký âm – như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã,…

Trái lại chữ Trung Quốc ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú… Nhìn chung, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần – một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.edu.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *